Nguồn gốc và ý nghĩa bánh kem, bánh sinh nhật
CÔNG TY TNHH BÁNH NGỌT NAM HƯƠNG
Thứ Hai,
04/07/2022
Bánh sinh nhật được bắt nguồn từ thời cổ đại xa xưa với hình dạng rất khác với bánh sinh nhật ngày nay, ban đầu bánh có mật ong, hạt, quả khô giống như một chiếc bánh mì… Dưới đây là tất tần tật những điều về nguồn gốc, cách làm và trang trí bánh kem, bánh sinh nhật.
Ngày nay những chiếc bánh sinh nhật hay còn có tên gọi khác là bánh gato được xem là một loại bánh thông thường trong cuộc sống của chúng ta. Bánh sinh nhật thường xuất hiện trong những bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới, tiệc mừng hay những buổi lễ quan trọng khác. Bánh sinh nhật trở nên hấp dẫn nhờ hương vị thơm ngon và cách trang trí bắt mắt, tinh tế đầy thu hút. Bánh sinh nhật có rất nhiều ý nghĩa và thông dụng, nhưng có thể bạn sẽ chưa biết những điều liên quan đến loại bánh này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Bánh sinh nhật là gì?
Bánh sinh nhật hay còn được gọi là bánh kem, bánh gato là một món ăn có những ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong những dịp lễ kỉ niệm sinh nhật, cưới, hỏi hay những dịp lễ quan trọng trong năm. Tuy nhiên bánh sinh nhật ngày nay trở nên thông dụng hơn trong cuộc sống của chúng ta, bánh sinh nhật là một món ăn ngọt có dạng cốt như một chiếc bánh bông lan xốp được dùng kem dày phủ lên để tăng hương vị và dùng để thực hiện trang trí cho chiếc bánh thêm hấp dẫn, bắt mắt. Đây là chiếc bánh ngọt được trang trí công phu, tỉ mỉ và tinh tế nhất trên thế giới.
2. Lịch sử ra đời của bánh sinh nhật:
Nguồn gốc của chiếc bánh sinh nhật được bắt nguồn từ thời cổ đại, người ta cho rằng chiếc bánh đã xuất hiện từ thế kỉ XIII, từ “kaka” trong tiếng Na Uy cổ được xem là nguồn gốc xuất phát từ “cake” sau này. Tuy nhiên vào thời điểm đó, chiếc bánh sinh nhật có hình dáng rất khác so với hình ảnh chiếc bánh sinh nhật thời nay. Vào thời Hy Lạp cổ đại người ta làm chiếc bánh ngọt hoặc bánh mì tròn để đưa đến đền thờ vị thần Mặt Trăng – Artemis, cũng chính từ đó mà phong tục làm bánh sinh nhật ra đời. Tuy nhiên vẫn có nhiều người tin rằng truyền thống này bắt nguồn từ nước Đức ở thời Trung Cổ, những những nhà nghiên cứu ẩm thực lại cho rằng những người Hy Lạp mới là người tạo nên những kỹ thuật làm bánh.
3. Bánh sinh nhật du nhập vào Việt Nam như thế nào?
Người Việt Nam thời xưa không có truyền thống ghi nhớ hay kỉ niệm ngày sinh mà chỉ nhớ đến ngày giỗ (ngày qua đời của người quá cố) theo ngày âm lịch. Tuy nhiên sau thời kỳ chiến tranh và những nét văn hóa phương Tây vào thế kỉ XIX đã làm cho trào lưu văn hóa được phát triển hơn, nơi phát triển nhất là ở Sài Gòn.
Ngày nay bánh sinh nhật đã trở nên thông dụng với cuộc sống của chúng ta, những chiếc bánh sinh nhật không còn quá đắt đỏ cũng như những dịp lễ, ngày kỉ niệm có xuất hiện chiếc bánh này cũng trở nên nhiều hơn. Có thể rất dễ dàng tìm được những cửa hàng ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S.
4. Những ý nghĩa của chiếc bánh sinh nhật?
Vào thời xa xưa khi chiếc bánh sinh nhật thường chỉ dành cho những tầng lớp thượng lưu hay những người giàu có, chiếc bánh được xem là loại bánh đặc biệt của sự phát triển nền văn hóa ẩm thực. Bánh sinh nhật được phổ biến hơn, chúng mang ý nghĩa thể hiện niềm vui, sự quan tâm và những cử chỉ thể hiện tình yêu thương. Bánh sinh nhật còn đại diện cho những lời chúc tốt đẹp nhất đến chủ nhân bữa tiệc. Ở mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa đặc trưng trong bữa tiệc sinh nhật, chẳng hạn như ở Trung Quốc họ sẽ dùng bánh bao có hình dạng và màu sắc như một trái đào, loại bánh này có từ thời rất xa xưa để mừng sinh nhật.
5. Tại sao bánh sinh nhật có hình tròn?
Chúng ta có thể thật dễ dàng nhìn thấy đa số những chiếc bánh sinh nhật đều mang dáng vẻ hình tròn, điều này mang ý nghĩa gì? Giống như nguồn gốc của chiếc bánh có từ thời Hy Lạp cổ đại khi họ làm chiếc bánh ngọt hoặc bánh mì tròn để đưa đến đền thờ Artemis – vị thần Mặt trăng. Các học giả tin rằng là do tín ngưỡng tôn giáo do những kĩ thuật làm bánh có những hình dạng tương tự như vậy, họ còn dùng nến thắp trên mặt bánh để tỏa sáng lung linh như Mặt trăng. Chiếc bánh sinh nhật vào thời đó chỉ giống như một chiếc bánh mì, có mật ong và hạt, quả khô trang trí.
Tuy nhiên cũng có thể hiểu rằng những chiếc bánh thời xưa đều được làm bằng tay, chúng được nặn theo hình trái bóng tròn và nướng bằng lò nên hình dạng chiếc bánh thông thường sẽ là hình tròn. Theo thời gian, những kĩ thuật làm bánh phát triển hơn nên những chiếc bánh có dạng hình tròn và được phủ một lớp kem nhờ những công nghệ chế biến thực phẩm qua khuôn, lò…
Lớp kem phủ đầu tiên phủ trên bánh được làm từ những hỗn hợp của đường, lòng trắng trứng, hương vị đun sôi, sau đó đổ lên bánh và đặt vào lò nướng. Sau khi lấy ra lớp kem trên mặt bánh cứng và bóng loáng. Chúng trở thành món ăn ưa chuộng từ lúc đó, thời Victoria.
Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng mua được những chiếc bánh với nhiều hình dạng khác nhau được trang trí vô cùng tinh tế, tỉ mỉ và bắt mắt.